Bạn mê Tràng An, thích Ninh Bình “điên đảo” mà chưa có dịp ghé? Nhanh tay tập hợp kinh nghiệm du lịch Tràng An 1 ngày, chuẩn bị cho hành trình sắp tới thôi!
Khu du lịch Tràng An thuộc huyện Gia Viễn – Ninh Bình được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn. Tràng An hấp dẫn khách du lịch bởi vẻ đẹp của dãy núi đá vôi và hang động tự nhiên hùng vĩ. Và Tràng An đặc biệt là nhờ hệ thống nhũ đá trong các hang. Nhũ đá lấp lánh dưới nước đẹp như cổ tích.
Không chỉ là một địa điểm du lịch đơn thuần, nơi đây còn chứa đựng nhiều hệ sinh thái rừng độc đáo. Nên đến đây, không chỉ được vui chơi, bạn còn khám phá được ti tỉ thứ hay ho nữa! Vậy đâu là kinh nghiệm du lịch Tràng An 1 ngày “chuẩn khỏi cần chỉnh”?
Du lịch Tràng An vào thời gian nào?
Khách du lịch thường ghé Tràng An đầu năm, nhưng không phải vì thế mà không tới được vào thời điểm khác. Đầu năm là khách du lịch đổ về đông, mọi dịch vụ đều phải chờ đợi nếu không đặt trước. Hãy cân nhắc việc tới đây vào các mùa khác, khi Tràng An mỗi lúc lại đẹp theo cách riêng của nó.
Di chuyển ra sao?
Theo kinh nghiệm du lịch Tràng An tự túc của các “thổ địa”, bạn có thể tới Tràng An – Ninh Bình bằng nhiều cách:
Xe khách: Bạn bắt xe từ bến xe Giáp Bát về trung tâm thành phố. Sau đó thuê xe ôm hoặc taxi tới Tràng An.
Ô tô: Nếu tự di chuyển bằng ô tô riêng, bạn đi theo cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình. Mất khoảng 1 giờ đi đường là sẽ tới nơi.
Xe máy: Từ trung tâm Hà Nội, bạn theo đường QL1A cũ tới Ninh Bình, chiều Ninh Bình – Thanh Hóa nhé!
Tàu hỏa: Từ Hà Nội, bạn có thể bắt tàu SE1, SE3, SE5, SE7. Còn từ Sài Gòn thì là SE8, nhớ đấy đừng quên!
Ở đâu?
Bạn có thể chọn lưu trú tại trung tâm thành phố cho tiện đi lại hoặc nghỉ ở các homestay. Có rất nhiều lựa chọn, nên tùy theo nhu cầu mà chọn địa điểm phù hợp. Đừng quên đặt phòng và kiểm tra giá các dịch vụ trước để tránh tình trạng chặt chém nhé!
Đi đâu?
Phương tiện di chuyển duy nhất ở Tràng An là thuyền. Yên tâm là khi tới đây, vé tham quan đã gồm cả phí đi thuyền. Một thuyền chỉ chở 6 người. Nếu không thể đợi cho đến khi đủ 6 người, bạn có thể mua 6 vé nhé!
Có ba lịch trình như sau:
Tuyến 1: Bến thuyền – Đền Trình – Hang Tối – Hang Sáng – Hang Nấu Rượu – Đền Trần – Hang Ba Giọt – Hang Seo – Hang Sơn Dương – Phủ Khống – Chùa Báo Hiếu – Hang Khống – Hang Trần – Hang Quy Hậu – quay về bến thuyền.
Tuyến 2: Bến thuyền – Hang Lấm – Hang Vạng – Hang Thánh Trượt – Đền Suối Tiên – Hang Đại – Hành Cung Vũ Lâm – Phim trường Kong – quay về bến thuyền.
Tuyến 3: Bến thuyền – Đền Trình – Hang Mây – Suối Tiên – Hang Địa Linh – Hang Đại – Hành Cung Vũ Lâm – phim trường Kong – quay về bến thuyền.
Thường thì khách du lịch chọn tuyến 2 vì nhanh gọn và các địa điểm gần nhau. Tuy nhiên, nếu chưa biết hang Mây đẹp ra sao thì nên chọn tuyến 3 nhé!
Chơi gì?
Đền Trình: Nhân dân ở đây đã xây dựng đền Trình để thờ 4 công thần họ Đinh. Là hai vị Tả Thanh Trù và hai vị Hữu Thanh Trù.
Đền Tứ Trụ: Nằm cạnh đền Trình, đền Tứ Trụ là nơi thờ 4 đại thần nhà Đinh. Gồm: Tể tướng Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Thái sư Lưu Cơ và Thượng thư Trịnh Tú.

Đền Trần: Đền Trần hay còn gọi là đền Nội Lâm (đền trong rừng), là nơi nhân dân thờ thần Quý Minh.

Phủ Khống: Phủ Khống là nơi thờ bảy vị quan triều Đinh. Người dân còn trồng một cây thị ngay trước cửa Phủ Khống để tưởng nhớ.
Hành cung Vũ Lâm: Hành cung Vũ Lâm là nơi thờ vua quan nhà Trần.
Đền Cao Sơn: Đền Cao Sơn là nơi thờ thần Cao Sơn, người đã dạy bảo người dân Ninh Bình làm ăn và bảo vệ họ.
Đền Suối Tiên: Đền Suối Tiên nằm ở thượng nguồn sông Ngô Đồng. Đền Suối Tiên thờ thần Quý Minh.
Hang Địa Linh: Là hang đầu tiên trong hành trình khám phá Tràng An. Hang Địa Linh còn có tên gọi khác là hang Châu Báu, có lẽ bởi nhũ đá hóa thạch lấp lánh như đá quý rồi!
Hang Nấu Rượu: Hang Nấu Rượu có mạch nước ngầm hơn 10m. Tương truyền khi xưa người dân nấu rượu tại đây để tiến vua, đó là lí do hang có tên gọi này.
Hang Ba Giọt: Người dân Ninh Bình truyền tai nhau rằng ai may mắn được nước nhũ đá nhỏ vào tay sẽ gặp may mắn.